Nhận định về Trịnh Công Sơn trước 1975
Vì thường tình là khi mất rồi, người ta mới biết mình đã có. Rất hiếm hoi những bài giá trị ra đời trước ngày cá tháng tư, càng ít hơn là những bài trước 75, cho nên chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lại 4 bài có cái nhìn rất sớm về hiện tượng Trịnh Công Sơn, bài
- « Huyền thoại về con người », của Tô Thùy Yên, lời tựa cho tập nhạc « Ca khúc Trịnh Công Sơn » (01/1967),
- « Phong trào da vàng ca » (1970 ?) của Lê Trương,
- « Trịnh Công Sơn và tiếng ru máu lệ », khuôn mặt trẻ nhất trong « Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay » của Tạ Tỵ (Lá Bối, VN, 1971; Xuân Thu, USA, 1991, tr.19-72),
- và « Cuộc hành trình làm người Việt Nam qua Trịnh Công Sơn », trong « Đoạn đường chiến binh » của Thế Uyên (Lá Bối, 1971).
Trong phần cuối bài của Tạ Tỵ, có đăng lại, như một phụ trương một bài nhan đề « Văn Trịnh Công Sơn : Huế hôm nay », nhưng là một bài phỏng vấn hoặc một bài của Crystal Erhart (?) viết lại theo lời kể của TCS, trích từ Dispatch News Service (1968), do T. K. Dung dịch từ tiếng Anh (Mỹ), cho nên có sự lầm lẫn giữa anh với em Trịnh Công Sơn (brothers), và hơn nữa một bản dịch không thể gọi là văn Trịnh Công Sơn được. Chúng tôi có sử dụng các bản điện tử của Talawas.
PvĐ, 15/04/2008
(*) Quyển chuyên luận của Bùi Vĩnh Phúc, « Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật » vừa được nxb Văn Hóa Sài Gòn in lại tại VN, 330 tr. (52 000 VND), so với bản của nxb Văn Mới (California, 2005), 290 tr. cùng khổ sách, hình như có thêm, chứ không có bớt : thêm Phụ lục phỏng vấn tác giả.
Các thao tác trên Tài liệu