Bạn đang ở: Trang chủ / Nhạc / Bài hát / Dã tràng ca

Dã tràng ca

- Webmaster cập nhật lần cuối 10/07/2014 15:51
Trịnh Công Sơn, 1962

Dã tràng 1:
Lời biển vọng
Dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát biển Đông
Dã tràng , dã tràng dã tràng xe cát hoài công
Trùng dương ơi mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng ngày đêm xe cát

Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Trùng dương , trùng dương gọi xa cồn nhớ
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Ngày đêm nghe nắng nghe mưa
dã tràng vẫn đem hoài công
Hải đăng mắt đêm gọi mãi
Trùng dương đưa sóng vào bờ
Đùa lên biển cát hoang vu
xoá từng mảnh công dã tràng

Dã tràng khóc cho thân mình
Trùng dương trùng dương gợi xa cồn nhớ
Trùng dương ..... nhớ ....


Tiếng hát của dã tràng - bể cát và thân phận đó
Khi mưa lên, khi nắng về,
khi sương rơi, khi thu buồn,
khi chim én bay vào mùa xuân,
mình tôi đi, triền núi đến,
tôi xe cát nghe thân lưu đày,
mình tôi đi, làn sóng đến,
nghe công vỡ cho thân ru mềm.
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm,
gọi miên man cho sóng triều lên,
quên dã tràng đêm ngày xe cát,
trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên,
gọi cơn đau khi sóng triều lên
công dã tràng muôn đời vỡ tan.


Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ
Này dã tràng ơi nghe thân lưu đày,
ngàn năm còn mãi, ngàn sau còn mãi
cho vai thêm gầy khi nắng khi mưa .
Trùng dương lên, trùng dương lên,
bờ cát trắng, bờ cát trắng,
trùng dương lên gọi mây thêm cho sóng cuồng nộ


Niềm đau vô vàn của thân phận
Thôi còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu,
xác dã tràng trắng bể thù sâu
Không còn gì nữa đâu
còn dài mãi sau đời lên cơn đau


Lời nói trên không
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm
gọi miên man cho sóng triều lên
quên dã tràng đêm ngày xe cát .
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
gọi cơn đau khi sóng triều lên
công dã tràng muôn đời vỡ tan


Dã tràng 2:
Tuổi 20 vào đời
Khi tôi nghe đời gọi chân bước vô không ngập ngừng
khi tôi nghe đêm dàị lòng hoài mong ánh sáng
khi hai mươi tuổi rồi có những đêm chong đèn ngồi
chợt nhìn sâu đêm tối chợt hồn nghe tiếng nói dã tràng
dã tràng dã tràng xe cát biển đông
dã tràng dã tràng dã tràng xe cát hoài công


Niềm đau khoảng không
Từ đó tuổi hai mươi không còn biết vui
Từ đó đêm suy tư cho đời lắng sâu,
những đêm khuya về rã rời,
bàn tay hoang vu gọi mãi,
gọi vào niềm không buốt đau,
gọi vào ngày sau nhớ nhau


Buồn vui và tuổi đó
Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng,
tôi gọi tên tôi khắp chốn non ngàn,
tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố,
xuân hạ thu đông theo gót chân hờ


Chốn nương náu
Gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu,
sáng lên đồi núi bắt loa gọi vào tình yêu


Lời buồn thánh
Ôi ! thiên đàng thuở nhỏ, ngai vàng từ thuở
thuở mới sinh ra trời đất là nhà
nay đã mất rồi trong tuổi đôi mươi
Ngai vàng đã mất lâu rồi
thân đày dấu trong môi cười
tay dài gối giấc ngủ vùi
nghe mình hóa thân lâu rồi


Bốn mùa là niềm vô vọng
Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng
tôi gọi cơn đau cho nước vỡ nguồn
tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố
dã tràng hai tay với tháng năm chờ


Ngỏ ý
Còn gì đâu, còn gì đâu mà không thương nhau
Niềm hoang vu gói đầy mắt dại
Niềm cô đơn như mây ngàn tới
còn gì đâu còn gì đâu mà không thương nhau


Chốn trú ẩn cuối cùng
(Tình yêu mọc cánh thiên thần)

Tên tháng ngày viết trên môi cười
đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu
nghe dã tràng, xuống hai vai gầy
đốt cơn buồn, đi đến tình yêu
Gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu, gọi vào tình yêu
Ta ra ngàn lối bắt loa gọi vào tình yêu


Nguồn
Nguyễn Đắc Xuân, Nhân Dân điện tử, 01/2002.
Chú thích
Đầu năm 2001, tin vui trên các báo: Nguyễn Đẵc Xuân đã tìm lại được bài Dã tràng ca, gồm 2 phần, 13 đoản khúc; có lẽ đây là bài dài nhứt của TCS, và hơn thế nữa các chủ đề trong trường ca là tiền thân của các ca khúc sau này về tình yêu và thân phận. Chính TCS điều khiển hợp xướng với khoảng 50 giáo sinh, và theo Đinh Cường (HL_01/tr. 29-43) và NĐX_03/tr 39-51, là nhân ngày lễ ra trường, khoá 1(1964), còn theo Nguyễn Thanh Ty (VH_01/tr. 208-25), người học cùng lớp ở Qui Nhơn (1962-64) và ở cùng phòng tại Blao với TCS (1964-67), là nhân ngày Song thất (7/7/1962). Theo các báo, tin từ gia đình TCS (04/2004), bài này vẫn nằm trong nhà từ đó đến giờ! Trường ca gồm 2 phần và 13 đoản khúc, sau 40 năm "thất lạc", vừa được Ánh Tuyết và ban nhạc ABT trình diễn, nhân ngày giỗ thứ 3 tại ... một phòng trà Sài gòn!

Tên đầu tiên của Dã tràng ca (1962) là Trường ca tiếng hát dã tràng.

Các thao tác trên Tài liệu