Đẹp rộn ràng Đêm thần thoại
sân khấu là slide hình một
ngôi nhà - Ảnh: T.T.D.
Trên nền sân khấu ảo được đầu tư rất công phu với các phim slide và kỹ thuật ánh sáng làm nền, bên cạnh hình ảnh một ngôi nhà với khung cửa lãng mạn, thiên nhiên trong âm nhạc Trịnh Công Sơn tràn đầy trên nền sân khấu: những cánh hoa vàng, những chiếc lá thu phai, những dấu chân địa đàng bóng nước, hang đá và ngan ngát sắc màu của hoa trái trần gian...
Sân khấu mang dáng dấp nhạc kịch cũng là một nét lạ đem lại sự hấp dẫn cho chương trình. Khán giả vỗ tay vang dội khi Quang Dũng kết thúc bài Tình xa, cúi cuống nhặt một đóa hoa "rơi" trên sàn diễn và tung lên, để rồi sân khấu nở ra một màu hoa vàng cho ca khúc Hoa vàng mấy độ - những tiểu tiết nhỏ như thế lại làm đêm nhạc trở nên đáng nhớ.
Hầu như rất ít khoảng trống cho sự tĩnh lặng của nhạc Trịnh bởi những màn múa xuất hiện quá nhiều. Những cánh bướm trắng thoát thai, bay lượn, tìm nhau và đậu bên nhau... là những hình ảnh làm đẹp sân khấu hơn, minh họa cho những tầng nghĩa trong nhạc Trịnh.
Một điều đáng tiếc khác là hầu như những người làm chương trình không chú tâm cho phần hình ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một tấm ảnh thời trẻ của ông và một bức tranh tự họa hiện vài đôi lần trên phông nền sân khấu là quá ít cho một đêm nhạc Trịnh. Những slide hình ảnh khác nhau của Trịnh Công Sơn lẽ ra có thể xuất hiện nhiều hơn để phần thị giác của đêm nhạc được "tròn đầy" hơn.
Hồ Ngọc Hà và dàn đồng ca trong ca khúc Hoa vàng mấy độ - Ảnh: T.T.D. |
Những bông hoa vàng nở ra từ khe nút trên phông nền sân khấu - Ảnh: T.T.D. |
Hồ Quỳnh Hương cùng các diễn viên múa trong ca khúc Quỳnh hương - Ảnh: T.T.D. |
Nội thất căn phòng hiện ra trong khi ca sĩ Đức Tuấn ngồi hát Tôi ru em ngủ - Ảnh: T.T.D. |
Dù vậy, âm nhạc qua phần trình diễn của nhóm hợp xướng Suối Việt, nhóm nhạc giao hưởng thính phòng TP.HCM với những đoạn nhạc overture bất ngờ đã làm nên những bước chuyển đẹp giữa các ca khúc. Ca khúc Đóa hoa vô thường khép lại chương trình cũng được thể hiện khá đẹp với nhiều giọng ca đan xen nhau: Hồng Nhung, Đức Tuấn, Thu Hà, Quang Dũng, Anh Bằng, AC&M và 5 dòng kẻ và dàn đồng ca.
AC&M trong ca khúc Đêm - Ảnh: T.T.D. |
Trần Thu Hà và nhóm 5 dòng kẻ với Tự tình khúc - Ảnh: T.T.D. |
Quang Dũng và Trần Thu Hà với
ca khúc Nắng thủy tinh - Ảnh: T.T.D. |
Nước lăn tăn trên phông nền sân khấu trong ca khúc Thuở Bống là người của Hồng Nhung |
Trần Thu Hà được xem là ca sĩ "đinh" của đêm diễn nhưng giọng ca thiên về kỹ thuật của cô không đưa nhạc Trịnh vào lòng khán giả một cách gần gũi như Hồng Nhung và Quang Dũng. Hồng Nhung cất lời Thuở bóng là người, Này em có nhớ đầy xúc cảm, Quang Dũng cũng thật "tự tình" trong ca khúc Tình xa, Bên đời hiu quạnh. Đức Tuấn cũng thành công trong những ca khúc anh thể hiện, đặc biệt là Chiếc lá thu phai. Với Chuyện đóa quỳnh hương và Quỳnh hương, Hồ Quỳnh Hương cũng mang được hơi thở trẻ trung vào những tình khúc dễ thương và dễ nghe này của Trịnh.
Ca khúc Đêm lần đầu được công bố không để lại ấn tượng như mong đợi bởi phần trình diễn nặng về thị giác của nhóm AC&M dù nhóm rất thuần thục với phong cách acappella.
Hồ Ngọc Hà cũng chỉ là một "người đẹp hát" với ca khúc Hoa vàng mấy độ và Một cõi đi về. Tiếc là hai ca khúc thật hay này đã không làm người nghe được "đi về" thật sự với âm nhạc Trịnh Công Sơn, chưa kể ca từ được hát chưa chuẩn xác. Cũng thế, chút sai sót dù chỉ ở một ca từ trong Lời thiên thu gọi (Trần Thu Hà) cũng đủ gây sự phản cảm cho khán giả yêu nhạc Trịnh.
Thế nhưng, lâu lắm rồi mới có một đêm nhạc Trịnh được tổ chức hoành tráng như Đêm thần thoại. Những chiếc ghế trống trong khán phòng còn đấy, nhưng nhạc Trịnh, vốn cũng không cần số đông ồn ào.
Chỉ biết rằng, một đêm nhạc như thế cũng cần biết bao cho người yêu Trịnh. Có những khán giả đến ngồi lặng lẽ, để lòng thương nhớ rưng rưng. Trịnh Công Sơn nếu còn sống, ông sẽ ngồi yên ở một hàng ghế nào đó của chốn này, mỉm nụ cuời nhẹ nhàng - một nụ cười bao dung trong một ánh mắt thật hiền. Chính nụ cười hiền tỏa ra từ trái tim từ bi ấy đã thắp sáng một dòng nhạc VN, một dòng nhạc của tình yêu và thân phận, thắp sáng cho một đêm nhạc rất đẹp về ánh sáng như "Đêm thần thoại".
Những cánh bướm trắng... |
Dàn nhạc giao hưởng cùng các ca sĩ chào khán giả sau bài Đóa hoa vô thường - phông nền sân khấu là slide những bức tranh của TCS |
L.TH.
www.tuoitre.com.vn, thứ bảy, 24/09/2005
Dù đạo diễn Phạm Hoàng Nam đã khẳng định phần thị giác sẽ không lấn
lướt phần nghe nhưng khán giả trong đêm diễn “Trịnh Công Sơn - Đêm thần
thoại” diễn ra tại nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) tối qua (23-9) gần như
chìm đắm trong ánh sáng đẹp và những hình ảnh giản đơn nhưng đầy tính
nghệ thuật.
Khoảng 20 slide hình ảnh như ngôi nhà cổ trong đêm,
bóng nước, hoa vàng trên nền đất nứt, những que diêm cháy, chiếc lá
giữa đường, cánh bướm, hang đá xoắn... đã làm sân khấu thay đổi mới lạ
trong nháy mắt dù sân khấu chỉ vỏn vẹn một phông nền màu trắng, một bậc
thang chỏng chơ và một màn hình nhỏ.
23 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trong đó có ca
khúc Đêm được công bố lần đầu tiên) được xếp vào ba chương: “Thần thoại
tình yêu”, “Lời thiên thu gọi”, “Đóa hoa vô thường” được làm mới hoàn
toàn với hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng.
Chưa bao giờ nhạc Trịnh lại được phối dày như thế (hòa
âm, phối khí: Quốc Bảo, Võ Thiện Thanh) cũng như được ca sĩ thể hiện
khác đi như thế. Những Hồng Nhung, Hà Trần, Quang Dũng, Đức Tuấn,
AC&M, Anh Bằng, nhóm Năm Dòng Kẻ, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà đều đã
dốc sức để mang đến khán giả một “khẩu vị” khác của nhạc Trịnh.
Vì không mang tính hoài niệm nên chương trình không
xúc động như nhiều người vẫn nghĩ. Thế nhưng, đã lâu lắm rồi mới có một
chương trình nghệ thuật được dàn dựng và tập luyện công phu, nghiêm túc
như “Trịnh Công Sơn - Đêm thần thoại”.
Q.N.
Các thao tác trên Tài liệu